Giáo trình in lụa cơ bản
Chia sẻ Giáo trình in lụa cơ bản
In lụa là gì – Sơ lược về in lụa và nguyên lý hoạt động của nó
Khi nhắc đến việc in ấn, chắc hẳn phần lớn mọi người sẽ đều nghĩ tới muc in canon, muc in hp, máy in laser ,… trong các dịch vụ in ấn tài liệu. Nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều những dịch vụ in ấn phục vụ cho mục đích và nhu cầu khác trong cuộc sống hiện nay. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về in lụa – một người “anh em” khác cũng thuộc họ hàng trong ngành in ấn nhé.
In lụa là gì ?
In lụa hay còn gọi là in lưới là một dạng trong kỹ thuật in ấn thường được sử dụng để để in rất nhiều loại sản phẩm như in thiệp cưới, in áo, in vải… In lụa là tên thông dụng là do giới thợ đặt ra khi mới hình thành kỹ thuật in sử dụng bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Ngày nay, khuôn in còn được làm bằng nhiều loại chất liệu khác như vải bông, vải sợi, vải cotton,… và cái tên in lưới ra đời để dành cho khuôn in làm bằng lưới kim loại.
In lụa hoạt động theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in in lên vật liệu. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy… hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.
Các kỹ thuật trong in lụa
Theo cách thức sử dụng khuôn in, có thể gọi tên in lụa theo các kiểu sau:
• In lụa trên bàn in thủ công
• In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
• In lụa trên máy in tự động
Theo hình dạng khuôn in
• In dùng khuôn lưới phẳng
• In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay
Theo phương pháp in
• In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in
• In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm, và
• In dự phòng: là in trên sản phẩm có màu nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được
Nguyên lý hoạt động
Dựa vào nguyên lý thấm mực, mực được đưa vào lòng khung làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm và có một thanh gạt qua hình lưỡi dao làm bằng cao su. Thông qua tác động của gạt quét qua nên chỉ có một phần mực in thắm qua lưới và in lên vật liệu. Một phần lưới in đã được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng để tạo hình ảnh hoặc chữ.
Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy… hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.
Ngày xưa, các kỹ thuật in ấn được làm thủ công nhưng với sự phát triển công nghệ hiện này nó đã dần phát triển và tự động hóa bằng máy.